Cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật chính xác tuyệt đối

Cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật như thế nào là đúng? Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật của Nhật JIS là gì? Đây chắc hẳn là vấn đề thường xuyên thường gặp phải đối với các nhân viên kỹ thuật đang làm việc tại các công ty Nhật tại Việt Nam.

Đọc hiểu bản vẽ cơ khí Nhật nói riêng hay các bản vẽ kỹ thuật khác nói riêng có lẽ là điều mà bất kỳ ai khi bước chân vào nghề cơ khí đều phải nắm bắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu sâu và phân biệt cũng như biết được cách đọc bản vẽ đúng.

Do đó, trong bài viết hôm nay Tôi Biết Tuốt sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật chính xác nhất theo giáo trình các kỹ sư Nhật Bản hướng dẫn.

Tiêu chuẩn JIS trong bản vẽ kỹ thuật Nhật Bản là gì?

Tiêu chuẩn JIS

Tiêu chuẩn JIS

Tiêu chuẩn JIS ( viết tắt của Japan Industrial Standard – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản)  là bộ quy tắc chung được giới kỹ thuật Nhật Bản quy định chung cho các sản phẩm làm từ ngành công nghiệp. Bộ quy tắc này được quy định bởi Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản.

Bộ tiêu chuẩn JIS được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1921 với tên gọi JES – viết tắt của cụm từ Japanese Engineering Standard. Trải qua thế chiến thứ 2, mãi cho đến năm 1949 tên gọi này mới được thay đổi và chính thức thay thế thành JIS.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2005, bộ tiêu chuẩn JIS chính thức được thiết kế logo riêng và xuất hiện lần đầu trên các bản vẽ kỹ thuật thời bấy giờ. Đến năm 2008, bộ logo mới chính thức được thông qua và được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại. Phía dưới đây là hình ảnh logo JIS cũ và mới.

Xem thêm bài viết:

-> Hướng dẫn tải và cài đặt Font chữ tiếng Nhật
-> Hướng dẫn dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật
-> Cách gõ tiếng Nhật trên máy tính

Hướng dẫn đọc bản vẽ theo tiêu chuẩn JIS

Cách đọc bản vẽ cơ khí Nhật

Cách đọc bản vẽ cơ khí Nhật

Phần tiếp theo, Tôi Biết Tuốt sẽ hướng dẫn mọi người cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật chi tiết từng bước và cách dựng vật thể từ các hình chiếu.

Dưới đây sẽ là 4 bước để đọc bản vẽ cơ khí:

Bước 1: Xem thông tin bản vẽ và tìm hiểu sơ qua về các tỷ lệ, vật liệu, tiêu chuẩn trong phần khung tên góc phải bên dưới màn hình.

Bước 2: Phân tích chính xác các hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu ngang của bản vẽ. Đây là điều cơ bản nhất trong việc đọc một bản vẽ cơ khi mà bất cứ ai khi cầm bản vẽ trên tay đều phải phân biệt được.

Bước 3: Đọc và phân tích kích thước chung cũng như hình dạng của từng thành phần trong bản vẽ. Từ đó hình dung được hình dáng 3D của vật thể.

Bước 4: Đọc và nắm bắt các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ như độ nhám bề mặt, dung sai, độ tròn trục, độ phẳng…

Vẽ hình chiếu 2D từ 3D

Chiếu theo góc chiếu thứ 3

Chiếu theo góc chiếu thứ 3

Để vẽ hình chiếu 2D từ hình 3D vô cùng đơn giản, bạn đọc chỉ cần áp dụng 1 trong 2 phép chiếu là chiếu theo góc chiếu thứ nhất và chiếu theo góc chiếu thứ 3. Từ đó, đặt tầm mắt của mình theo đúng hướng và phân biệt được các nét liền và khuất, sau đó xây dựng hình chiếu 2D một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, đại đa số các bản vẽ cơ khí của Nhật Bản đều sử dụng góc chiếu thứ 3 trong thiết kế bản vẽ cơ khí. Do đó, bạn đọc cần lưu ý vấn đề này. Trong phương pháp chiếu theo góc chiếu thứ 3, vật thể sẽ nằm giữa người và màn chiếu.

Vẽ hình 3D từ các hình chiếu 2D

Dựng hình 3D từ hình chiếu 2D

Dựng hình 3D từ hình chiếu 2D

Để xây dựng hình 3D từ các hình chiếu 2D là hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng đòi hỏi người đọc bản vẽ phải nắm rõ các quy tắc cũng như đọc hiểu được các hình chiếu trên.

Dưới đây là các bước vẽ hình 3D từ hình chiếu 2D:

Bước 1: Quan sát kỹ và nắm rõ các hình chiếu 2D.

Bước 2: Đưa cả 3 hình chiếu đứng, bằng, ngang vào cùng một hệ quy chiếu.

Bước 3: Sử dụng đường nét liền ở những nơi nhìn thấy và nét khuất ở phần không nhìn thấy, nối chúng lại với nhau để tạo nên một vật thể 3D hoàn chỉnh.

Tôi Biết Tuốt vừa hướng dẫn bạn đọc cách đọc bản vẽ cơ khi của Nhật chính xác tuyệt đối. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho những ai đã và đang làm việc liên quan đến ngành cơ khí tại các công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận để được giải đáp!

Leave a Reply